RSS
Facebook
Twitter

Saturday, June 11, 2016

Bệnh gan
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Nguyên nhân do viêm VA lan vào vòi nhĩ, khiến vòi nhĩ bị viêm và tắc lại. Ở trẻ em, vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa do vòi nhĩ ngắn, khẩu kính lớn. Hơn nữa hệ thống niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm,dễ phản ứng, khiến dịch ứ đọng nhiều trong vòm tai, gây viêm.
 Căn bệnh gây ra thủng màng nhĩ, tiêu xương.. gây nguy hiểm đến sức nghe và rối loạn ngôn ngữ của trẻ. Bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng sọ não, viêm màng não,tê liệt thần kinh nếu không chữa trị kịp thời.
Trong giai đoạn đầu, trẻ có biểu hiện của bệnh không rõ ràng, ù tai it, không chảy dịch ở tai. Người lớn thường hay bỏ qua việc trẻ bị ngễnh ngãng và cho rằng thiếu tập trung. Đến giai đoạn mạn tính mới xảy ra chảy mủ tai.
Do đó, khi thấy trẻ sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật, lấy tay dụi vào tai… người lớn cần cho trẻ đi khám và chữa trị. Bệnh sẽ khỏi sau 1- 2 tuần, không có di chứng nếu được phát hiện sớm.
Ngày nay, với kỹ thuật nội soi, các bác sĩ sẽ dung kính hiển vi để chích vào màng nhĩ một lỗ nhỏ và đặt một ống thong nhỏ. Tránh để trẻ nằm đầu thấp dễ nôn trớ sẽ dễ tràn vào tai giữa. Không nên hạ thấp đầu khi tắm tránh nước lọt vào tai giữa. Cần điều trị dứt điểm khi trẻ bị viêm VA và viêm mũi họng vì đó là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa.
Trong trường hợp khi bị viêm VA quá nặng phải làm theo chỉ định của bác sĩ là tiến hành nạo.  Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện uy tín khi có biểu hiện viêm tai giữa. Lưu ý không được tự điều trị.
Chú ý viêm tai giữa rất dễ tái phát, cần theo dõi thường xuyên cho trẻ ở các bệnh viên chuyên khoa.



0 comments:

Post a Comment