RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label tiểu đường. Show all posts
Showing posts with label tiểu đường. Show all posts

Thursday, June 16, 2016

Bệnh tiểu đường là căn bệnh sống chung lâu dài với bệnh nhân. Để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra người bệnh phải biết tự chăm sóc bản thân bằng những nguyên tắc sau
1.     Nghe theo lời khuyên của bác sĩ
Hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Mỗi bệnh nhân có chế độ khác nhau, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời tập thể dục đều đặn, tránh béo phì.
2.     Theo dõi đường huyết
Bệnh nhân nên có máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sĩ. Đường huyết tốt nhất là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Người bệnh sẽ giảm 25% nguy cơ bệnh mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim khi lượng đường ổn định trong máu.
Nên ăn nhiều bữa, không bỏ bữa hoặc ăn dồn để kiểm soát đường huyết tốt. Bên cạnh đó cần hạn chế tinh bôt, chất béo để tránh đường không đột ngột tăng.
3.     Theo dõi cholestorol
Có tới 55% nguy cơ tim mạch được hạn chế nếu bệnh nhân đái tháo đường hạ thấp được cholestorol (lý tưởng 5 mmol/l)
Không nên ăn nội tạng động vật. Nên dùng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng 10,7% cholestorol tốt, 5,8% cholestorol xấu bị giảm.
4.     Theo dõi huyết áp
Huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Mua máy đo tại nhà để tiện thoe dõi. Dùng các loại trà như hoa hoè, hoa bụt giấm, astiso..
5.     Kiểm tra bàn chân
Khi bị bệnh tiểu đường, chân bị lở loét, phù nề, tắc tĩnh mạch. Bệnh nhân cần chủ động theo dõi tình trạng bàn chân vì ở Việt Nam chưa có bác sĩ chuyên khoa về bàn chân. Cần vận động hàng ngày để không gây tê bì.
Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ người bệnh tiểu đường để hạn chế bệnh mạch vành, máu não, hạ cholestorol… nhưng sẽ có những hiệu quả khác nhau trên mỗi người.
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho mình khi muốn dùng một loại thực phẩm chức năng nào. Để hiểu rõ về thành phần đó với tình trạng bệnh nhân.
Bệnh gan

Saturday, June 11, 2016




Những điều cần biết về tiểu đường và khả năng di truyền
Bệnh tiểu đường hiện nay chứa rõ nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên yếu tố di truyền và những yếu tố xã hội khác đã được ghi nhận.
Tình trạng béo phì, cách ăn uống, lối sống ít vận động.. là những yếu tố xã hội góp phần gây ra đái tháo đường, có thể cải thiện được.
Tỉ lệ di truyền cao
Theo nghiên cứu về di truyền thì 75% con cái có thể bị di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ nếu cả cha và mẹ đều có bệnh này.
Ngược lại nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì chỉ 15- 20% con cái có khả năng bị tiểu đường.
Một số bệnh nhân lầm tưởng khi sinh con chưa mắc bệnh thì con sẽ không bị mắc bệnh nhưng sự thật việc bệnh theo gene di truyền đã được định hình từ khi trẻ trong bụng mẹ. Vì vậy, gene gây bệnh hoàn toàn có thể truyền cho bạn khi cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường.
Một thí nghiệm trên chuột do trường Đại học Texas công bố, mặc dù bản thân chuột lúc mang thai không bị bệnh tiểu đường nhưng các thế hệ cháu đời thứ 2 vẫn dễ béo phì và xuất hiện sự đề kháng của insulin. Bệnh có thể di truyền chéo.
Dó đó, theo nghiên cứu, thế hệ thứ 2 không mắc bệnh nhưng có thể mặc bệnh ở thế hệ thứ 3 do yếu tố di truyền cách từ ông bà bị mắc bệnh tiểu đường.
Vấn đề mang thai và tiểu đường
Khả năng thai nhi bị nhiễm bệnh này chỉ chiếm 1- 5%. Người mẹ vẫn có khả năng khỏi bệnh sau sinh con nếu bệnh ở dạng nhẹ. Đa số các bà mẹ mắc bệnh vẫn mang thai được nếu giữ ổn định mức đường trong máu để tránh dị dạng thai nhi. Nếu không điều khiển đường trong máu được thai nhi sẽ lớn nhanh, gây khó sinh do tăng lượngd đường trong thai.
Tính lan truyền của bệnh tiểu đường
Khả năng lây lan thông thường qua hô hấp, tiếp xúc.. Theo nghiến cứu của nhà khoa học người Anh phân tích dữ liệu trong vòng 25 năm qua cho thấy 4.000 mắc bệnh này ở Yorkshire, số người mắc bệnh cao một cách bất thường. Vì vậy sự lây truyền bởi nguyên nhân thông thường và có thể là một quá trình lây lan.

Bệnh gan