RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label dạ dày. Show all posts
Showing posts with label dạ dày. Show all posts

Tuesday, July 12, 2016

Đối tượng bị nhiễm vi khuẩn H.P
Trong dạ dày, Vi khuẩn H.P (Helicobacter pylori) nằm dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, kế các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. Ở dạ dày H.P tồn tại trong môi trường axit được vì nó đòi hỏi ôxy rất thấp và sinh ra nhiều urease trở thanh amonic do đó môi trường H.P là môi trường kiềm.Bên cạnh đó HP còn sinh ra catalase, protease, ngoại độc tố, làm gây bệnh cho dạ dày bị niêm mạc, gây tổn thương khiến viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. H.P nếu ở lâu trong dạ dày sẽ xảy ra ung thư dạ dày ở một số bệnh nhân. Chiếm khoảng 65- 80% người mắc căn bệnh này.
Vi khuẩn H.P có thể lây từ người này sang người khác do ăn uống chung bởi các mảng bám quanh răng. Vì vậy nên chú trọng ăn uống thực phẩm chín,vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn. Khi có các triệu chứng dạ dày như: buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng,… cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám và xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh. Thăm khám và xét nghiệm nếu người thân trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư dạ dày để phát hiện sớm nhất.
Đối tượng nghiện thuốc lá
Có tới 40% người hút thuốc lá bị ung thư dạ dày, ngược lại với người không hút thuốc lá có nguy cơ giảm ung thư dạ dày đến 82% so với người bị nghiện thuốc nặng. Người nghiện rượu cũng là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao.
Sử dụng đồ ăn chế biến sẵn hoặc ăn mặn
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày cũng đến từ các thực phẩm chế biến sẵn hay ăn quá mặn,ăn nhiều thịt hun khói, các loại thịt đỏ, thịt đã chế biến, rau quả ngâm dấm. Bởi trong các thực phẩm này có đã được các vi khuẩn H.P phức hợp từ các nitrates trong thức ăn chế biến sẵn có thể gây ung thư dạ dày. Trường hợp ăn phải nấm bị nhiễm alfxiton cũng có nguy cơ ung thư dạ dày
Tiền sử mắc bệnh trong gia đình
Cần phải chú ý khám định kỳ nếu trong gia đình, bố mẹ hay anh chị em ruột bị ung thư dạ dày thì nguy cơ của người đó sẽ cao hơn vì khoảng 10% số ca ung thư dạ dày có tính chất gia đình hay có liên quan đến gen...
Đối tượng dư thừa cân nặng,béo phì
Béo phì cũng là một nguy cơ của ung thư dạ dày do hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản hay xảy ra ở những người quá thừa cân. Đây là một tình trạng viêm mạn tính và có thể gây ung thư dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy người không bị béo phì có ít nguy cơ ung thư dạ dày hơn so với người bị béo phì.

Saturday, June 11, 2016

Yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh có thể gây ra viêm dạ dày. Yếu tố ngoại sinh thường thấy ở thức ăn qua nóng, lạnh và bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc: E.coli, tụ cầu.. , các kích thích nhiệt,dị vật, thuốc aspirin… Yếu tố nội sinh thường do bệnh nhiễm khuẩn trong đường máu( viêm phổi, viêm ruột thừa, thương hàn..),bỏng, nhiễm phóng xạ, dị ứng thức ăn..(tôm, cua..)
Biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào nóng rát, khó tiêu,ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, có thể nôn ra máu, hội miệng, sốt 39-40oC, đi kèm tiêu chảy, viêm ruột.
Quá trình viêm diễn ra trong vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Tốt nhất nên hạn chế những thực phẩm gây nguy hiểm  niêm mạc như rượu, bía, thuốc lá, ớt, tỏi… tránh những món ăn khó tiêu như chiên xào, gân sụn, chất béo hay nước uống có gas gây đầy hơi… nếu không sẽ dễ tái phát, sau nhiều lần niêm mạc bị phá huỷ, cơ chế miễn dịch giảm có thể chuyển thành viêm mạn tính.
Nguyên tăc cần làm khi nghi ngờ bệnh viêm dạ dày cấp:
-       Dừng ngay việc dùng các chất gây tổn thương dạ dày.
-       Sử dụng sữa bò pha loãng hoặc uống lòng trắng trứng.
-       Cung cấp đủ dinh dưỡng, hợp lý trong bữa ăn, nên ăn loãng, mềm, dễ tiêu. Ăn chậm nhai kỹ, ban đầu nên ăn loãng sau đó người bệnh có thể dần ăn đặc hơn để bảo vệ niêm mạc dạ dày
Đến gặp bác sĩ nếu không đỡ, không nên tự ý dùng thuốc. Người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán:
-       Nội soi dạ dày: Phát hiện niêm mạc phù nề xung huyết đỏ, kém bền vững, dễ xuất huyết.
-       Dịch vị: tiết dịch tăng, có BC trong dịch, mủ trong tế bào.
-       X quang: nếp niêm mạc thô, uốn lượn, bờ cong lớn, túi hơi rộng.
-       Xét nghiệm máu: tăng bạch cầu,máu lắng tăng.
Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán xét nghiệm xác định mức độ bệnh mà đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Bệnh gan