RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label gut. Show all posts
Showing posts with label gut. Show all posts

Wednesday, July 13, 2016

Bí quyết sống khoẻ với bệnh gút

Gút từng biết đến là căn bệnh “nhà giàu” rất phổ biến hiện nay vì nó liên quan với sử dụng rượu và chế độ ăn phong phú, giàu đạm. Nguyên nhân mắc gút là do hàm lượng axit uric trong máu cao và có thể gây đau đớn.
Bệnh có thể tiến triển nhiều năm không triệu chứng cho tới khi có cơn gút bùng phát trong vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh có thể thành mạn tính nếu hàm lượng axit uric tăng cao và kéo dài. Các  axit uric cứng (hạt tophi) có thể được hình thành gây sưng và biến dạng. Xương và sụn bị phá huỷ do các cơn đau gút tái phát
Gút là một bệnh kéo dài cả đời. Bạn có thể không đi lại được khi có đợt đau cấp tính. Nhưng nếu kiểm soát đúng cách, bạn có tình trạng đau sẽ được thuyên giảm kéo dài vài ngày và sống một cuộc sống khỏe mạnh. Điều quan trọng là phải duy trì những thói quen lành mạnh và có những lựa chọn thông minh trong cuộc sống. Sau đây là những cách trong chế độ ăn và lối sống giúp bạn có thể “sống vui sống khoẻ” với gút.

1. Tránh hút thuốc lá
Dùng đều đặn thuốc hạ axit uric theo chỉ định. Để thuốc giảm đau ở nơi thuận tiện. Khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau hãy dùng thuốc ngay. Nên tìm hiểu các biện pháp kiểm soát đau.
2. Kiểm soát hàm lượng axit uric
Nên tích cực gặp bác sĩ. Kiểm tra hàm lượng axit uric máu. Kiểm soát những bệnh đồng mắc khác như tiểu đường, huyết áp cao, v.v…
3. Cân bằng chế độ ăn uống
Duy trì thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh. Lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể làm bệnh giảm đi. Tránh dùng những thực phẩm giàu purin như thịt, cá mòi, cá thu, sò, ốc, đậu xanh, v.v… Vì nó làm tăng hàm lượng axit uric máu và làm cho các triệu chứng bệnh gút thêm nặng hơn. Tránh carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy. Không nên uống những loại nước trái cây nhân tạo và đồ uống có ga chứa nhiều fructose vì fructose làm tăng hàm lượng axit uric máu. Hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ. Nên dùng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nho, dứa, anh đào, quất, v.v... Chúng giúp tiêu diệt axit uric và ngăn ngừa viêm khớp. Trong quả anh đào có thể hạn chế các đợt gút tấn công, đặc biệt khi được kết hợp với thuốc hạ axit uric allopurinol. Nên dùng sữa và sữa đông ít béo.
4. Bổ sung nhiều nước
Để loại bỏ axit uric dư thừa nên uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày và giảm nguy cơ hình thành tinh thể trong khớp, do vậy hạn chế cơn đau do gut
5. Tránh xa rượu và thuốc lá
Để hạn chế cơn đau gút loại bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu. Hút thuốc làm giảm sự trao đổi chất của cơ thể. Hàm lượng axit uric trong máu cao do chất cồn có trong rượu bia. Sử dụng đồ uống chứa cồn cũng có thể dẫn tới tích tụ dịch.
6. Chăm chỉ vận động hằng ngày
Lối sống ít vận động là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút. Vận động thường xuyên vừa có lợi cho cơ thể và tâm trí bạn vừa giúp kiểm soát tình trạng bệnh này. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh như cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao, v.v…
7. Giữ cân nặng phù hợp
Nên giữ cân nặng ở mức vừa phải. Cần giảm cân nếu bị béo phì hưng không nên tuân theo chế độ ăn hà khắc. Giảm cân nhanh gây đa xê-tôn và xảy ra cơn đau gút. Vì vậy cần giảm cân hợp lý và từ từ
8. Hạn chế các tác nhân gây bệnh
Bệnh nhân gút không được ăn cà chua. Ngoài ra không nên dùng nhiều thịt đỏ, hải sản nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đau gút.
Tránh dùng những loại thuốc chống tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu gây mất kali có thể làm tăng hàm lượng axit uric. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trong trường hợp cần dùng. Buổi tối là thời điểm xảy ra cơn gút cấp. Nguyên nhân có thể do mất nước ban đêm, nhiệt độ cơ thể giảm hoặc giảm hàm lượng cortisol.
Do đó cần có các phương pháp phòng bệnh, đặc biệt vào buổi tối có thể cải thiện hơn trong việc phòng cơn đau gút.