RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label nguyên tắc. Show all posts
Showing posts with label nguyên tắc. Show all posts

Sunday, June 19, 2016

Tuổi tác càng cao càng dễ xảy ra thoái hoá khớp. Hiện nay chưa có thuốc trị dứt điểm nhưng những nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được  triệu chứng viêm khớp.
Ổn định cân nặng bình thường
Bệnh khớp sẽ càng nặng thêm khi bạn bị béo phì, thừa cân vì trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp, nhất là đầu gối, khớp háng và bàn chân. Nên giảm cân hoặc giữ BMI phù hợp, nguy cơ đau khớp sẽ cải thiện hơn.
Dùng nước nóng
Mỗi sáng người bị đau khớp có thể dùng nước nóng hoặc nước ấm để tắm, ngâm khớp một lúc lâu. Hoặc có thể chườm nóng lên chỗ đau. Những cách này sẽ giúp giảm đau và cứng khớp.
Dùng nước đá
Dùng một cục đá được bọc vải chườm lên các khớp đau. Có thể thay thế bằng túi rau lạnh. Cách này giúp giảm viêm và giảm đau hơn.
Phương pháp cổ truyền -  châm cứu
Liệu pháp này sử dụng kim châm vào các vùng bị đau để loại bỏ hoặc giảm đau do viêm khớp gây ra.
Vận động cơ thể
Người bị viêm khớp nên có ít nhất 30 phút vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để các ngăn ngừa cứng khớp, giúp khớp linh hoạt hơn.
Bổ sung Omega 3 axit béo
Lý do nên bổ sung chất này là để giảm đau và cứng khớp, ngoài ra giúp nuôi dưỡng xương và khớp. Cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng dầu cá.
Nghệ
Các triệu chứng viêm khớp có thể giảm nhờ vào các món ăn chế biến từu nghệ. Tác dụng của nghệ là chống viêm, giảm đau và giảm tê cứng khớp tốt.
Ngồi thiền và mát xa
Theo các chuyên gia, ngồi thiền khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân chống lại hiệu quả với căn bệnh này, tạo ra sự khác biệt. Ngoài ra, mát xa đúng cách sẽ giúp lưu thông máu tới vùng bị đau, giảm đau và cứng khớp đáng kể.

Bệnh gan

Friday, June 17, 2016

Bên cạnh lợi ích của sữa đậu nành thì phải chú ý cách sử dụng chúng sao cho hợp lý an toàn.
Hằng ngày uống một cốc sữa đậu nành giúp ngăn ngừa ung thư trực tràng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra sữa đậu nành trị đờm, thanh phế, giảm mỡ máu, tốt cho người bị huyết áp cao.
Nhưng việc sử dụng cho hiệu quả hợp lý và an toàn cho sức khoẻ thì bạn cần ghi nhớ các  nguyên tắc sau:
Đun sôi kỹ sữa trước khi uống.
Nếu uống sống hoặc không được sôi kỹ sẽ gây ra đau bụng, buồn nôn, ngộ độc do trong đậu nành chứa ức chế men Trypsin, saponin và một số tạp chất. Do đó phải đun sôi kỹ sữa đậu nành
Tránh dùng sữa đậu nành với trứng.
Trong lòng trắng trứng khi kết hợp với sữa đậu nành sẽ tạo ra kết tủa khó tiêu thụ, không những thế còn làm mất đi chất dinh dưỡng của cả hai thực phẩm này.
Tránh dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành.
Vì các axit hữu cơ trong đường kết hợp với protit, canxi tạo ra hỗn hợp biến tính làm mất chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành và có hại cho tiêu hoá.
Ăn kèm tinh bột với sữa đậu nành
Khi chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu sẽ hoá nhiệt lượng, không có tác dụng bổ dưỡng. Do đó, nên ăn kèm một chút điểm tâm như bánh ngọt, bánh bao… Sự tiêu hoá và hấp thu được an toàn do tác dụng tiết dịch vị của tinh bột.
Uống sữa đậu nành vừa đủ.
Trọng lượng vừa đủ cho người lớn không quá 500ml cho 1 lần uống để tránh bị đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không kịp hấp thu hết.
Tránh dùng bình giữ nhiệt đựng sữa
Nguyên nhân do vi khuẩn dễ sinh trưởng khi nhiệt độ ấm,  sữa bị biến chất sau 3 đến 4 giờ và Không còn uống được nữa.
Thực tế không phải ai cũng dùng được sữa đậu nành. Những người có tì vị hư hàn khi dùng dễ bị đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, đi ngoài. Người bị thận hư, tiểu đêm nhiều…nên hạn chế dùng sữa đậu nành.
Không nên thay thế sữa đậu nành cho trẻ bú.  Vì không đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.

Bệnh gan

Thursday, June 16, 2016

Bệnh tiểu đường là căn bệnh sống chung lâu dài với bệnh nhân. Để phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra người bệnh phải biết tự chăm sóc bản thân bằng những nguyên tắc sau
1.     Nghe theo lời khuyên của bác sĩ
Hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Mỗi bệnh nhân có chế độ khác nhau, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đồng thời tập thể dục đều đặn, tránh béo phì.
2.     Theo dõi đường huyết
Bệnh nhân nên có máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sĩ. Đường huyết tốt nhất là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Người bệnh sẽ giảm 25% nguy cơ bệnh mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim khi lượng đường ổn định trong máu.
Nên ăn nhiều bữa, không bỏ bữa hoặc ăn dồn để kiểm soát đường huyết tốt. Bên cạnh đó cần hạn chế tinh bôt, chất béo để tránh đường không đột ngột tăng.
3.     Theo dõi cholestorol
Có tới 55% nguy cơ tim mạch được hạn chế nếu bệnh nhân đái tháo đường hạ thấp được cholestorol (lý tưởng 5 mmol/l)
Không nên ăn nội tạng động vật. Nên dùng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng 10,7% cholestorol tốt, 5,8% cholestorol xấu bị giảm.
4.     Theo dõi huyết áp
Huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Mua máy đo tại nhà để tiện thoe dõi. Dùng các loại trà như hoa hoè, hoa bụt giấm, astiso..
5.     Kiểm tra bàn chân
Khi bị bệnh tiểu đường, chân bị lở loét, phù nề, tắc tĩnh mạch. Bệnh nhân cần chủ động theo dõi tình trạng bàn chân vì ở Việt Nam chưa có bác sĩ chuyên khoa về bàn chân. Cần vận động hàng ngày để không gây tê bì.
Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ người bệnh tiểu đường để hạn chế bệnh mạch vành, máu não, hạ cholestorol… nhưng sẽ có những hiệu quả khác nhau trên mỗi người.
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị cho mình khi muốn dùng một loại thực phẩm chức năng nào. Để hiểu rõ về thành phần đó với tình trạng bệnh nhân.
Bệnh gan

Wednesday, June 15, 2016

1.    Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Tâm trí con người có niềm khao khát sự không xác sịnh, cơ thể con người muốn sống khoẻ mạnh cũng phải có sự căng thẳng và kích thích. Sự thay đổi sẽ giúp con người trẻ trung hơn, không bị nhàm chán. Cơ thể sẽ được kích hoạt, vận hành chức năng phục hồi để “cứu” những tổn thương. Nên có sự thay đổi tích cực hơn trong vấn đề sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, giải trí não và cơ thể để cơ thể dẻo dai hơn, bền bỉ hơn.
2.    Lựa chọn trang phục trẻ trung, phù hợp
Bên cạnh việc không hút thuốc, vận động thể thao, đọc sách thì mặc gì cũng là cách “ngăn già” hiệu quả. Không nên áp đặt bản thân theo lối sống già nua mà hãy nâng cao đời sống của mình, trở nên hạnh phúc hơn.
3.    Vận động thể thao, nhất là với phụ nữ
Hãy tập thể dục, đặc biệt là phần trên, vừa giữ cân nặng lại giữ sức khoẻ. Đây là phần quan trọng cần được vận động thường xuyên khiến càm giác trẻ trung hơn. Do là phái yếu, phần trên của cơ thể bị lão hoá sớm hơn nam giới nên phụ nữ cần chú ý nhiều hơn.
4.    Chống nắng cho da
Cần có thời gian dài để ngăn ngừa lão hoá. Vì vậy việc chống nắng là cách giữ cho da trẻ trung, khoẻ đẹp. Mỗi ngày nên thoa kem chống nắng mọi lúc mọi nơi, ngay cả trong xe hơi vì da sẽ bị hấp thụ nhiều tia UVA qua cửa sổ.
5.    Đừng ngồi , hãy hoạt động
Chắc hẳn khi đứng lên sức khoẻ không những tốt mà còn có ich cho tâm lý,tình cảm. Cảm giác chán chường cũng tan biến nhờ hoạt động cơ thể, giúp hữu ích hơn cho tâm lý.
6.    Phòng chống tiểu đường
Uống thuốc sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn nguy cơ lão hoá các tế bào. Hạn chế đường để giảm tác hại cho collagen tế bào
7.    Ăn trái cây mọng nước màu đỏ hoặc tím hằng ngày
Lão hoá và bệnh tật đều liên quan đến các tế bào gốc tự do trong máu. Do đó để ngăn tác hại này nên dùng các loại trái cây mọng nước chống oxy hoá, nhất là trái màu đỏ hoặc tím.
8.    Đừng quá lo lắng
Ngoài việc giữ sức khoẻ, bạn không nên quá căng thẳng hoạc lo lắng. Tuy tuổi tác là điều không tránh khỏi nhưng phải có sự cân bằng để sống lâu, sống khoẻ, hạnh phúc hơn.
Bệnh gan