RSS
Facebook
Twitter

Showing posts with label trẻ nhỏ. Show all posts
Showing posts with label trẻ nhỏ. Show all posts

Thursday, June 16, 2016



Vitamin PP
Đây là loại vitamin rất quan trọng, có thể gây ra tử vong do viêm phổi, viêm thận nếu không được bổ sung đúng lúc. Khi trẻ có các triệu chứng tiêu chảy, hay bị ảo giác, viêm lưỡi và miệng, ù tai, trí nhớ giảm đó là do bị thiếu vitamin PP.
Bổ sung thịt, cá, trứng, ngũ cốc..là thực phẩm giàu nguồn vitamin PP cho trẻ.
Vitamin A
Khi thiếu vitamin A trẻ thường bị khô mắt, sợ ánh sáng, ít nước mắt, da bị bong vẩy, sần sùi. Ngoài ra trẻ còn bị chậm phát triển về chiều cao và cân nặng, hay mệt mỏi, lười vận động.
Nên cho trẻ uống vitamin A định kỳ 6 tháng 1lần, ăn thức ăn giàu mỡ,vitamin A trong trứng, gan, đu đủ, gấc…
Vitamin B1
Dấu hiệu hay gặp khi thiếu chất này là nước tiểu ít,chán ăn, chậm tăng cân, táo bón, tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng thần kinh
Người lớn nên cho trẻ ăn trứng, ngũ cốc, sữa mẹ.. uống hoặc tiêm vitamin B1 theo hưỡng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: không nên nấu rau và ngũ cốc ở nhiệt độ cao dễ bị mất chất.
Vitamin B6
Trường hợp bé hay khóc đêm,không sâu giấc, hay buồn nôn, bị chứng phong rút, động kinh thì rất có thể bé đang thiếu vitamin B6
Cần cho trẻ ăn hoa quả như chuối, dua hấu, ngũ cốc nguyên chất.
Tránh nấu chung thực phẩm chứa vitamin B6 với chất nhiều axit như cà chua. Nếu không vitamin B6 sẽ bị hao mòn trong khi nấu.
Vitamin B12
Khi thấy trẻ bị nôn mửa, tiêu chảy, không muốn ăn, sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng thì hãy cho bé uống vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ
Vitamin D
Biểu hiện dễ nhận thấy là răng mọc chậm, chậm biết đi, đổ mồ hôi trộm,tóc rụng, giật mình khi ngủ. Thiếu vitamin D gây rối loạn canxi, phôtpho dẫn đến còi xương.
Nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng là cách tốt nhất để cung cấp vitamin D. Ngoài ra nên cho thêm lòng đỏ trứng, sữa, bơ, gan, cá ngừ hoặc cá hồi vào bữa ăn của bé.
Vitamin C
Dấu hiệu thiếu vitamin C là răng vàng, lợi sưng đỏ, sún răng, hay mỏi toàn thân .
Nên cho trẻ uống các loại nước giàu vitamin C như cam ép, bưởi ép, cà chua ép…
Vitamin K
Khi thấy niêm mạc, chảy máu ở da, chảy máu đường tiêu hoá là do trẻ bị thiếu vitamin K
Nên bổ sung cải xoăn, rau chân vịt, đậu Hà Lan, bông cải .. vào bữa ăn cho bé.
Bệnh gan

Thursday, June 9, 2016

Lợi ích của axit ammin cho trẻ nhỏ

Bệnh gan

Lợi ích của axit ammin cho trẻ nhỏ

Axit amin được xem là thành phần cơ bản của cơ thể, rất cần thiết cho mọi người, nhất là trẻ nhỏ.
Axit amin giúp cấu tạo nên các protein trong cơ thể. Các protein có trong thịt , cá, trứng, sữa khi ăn sẽ được phân huỷ thành phân tử nhỏ (axit amin). Sau đó các axit amin này được tổng hợp trở lại để tạo nên nhiều loại protein của cơ thể.
Vì vậy, trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ axit amin bằng một chế độ dinh dưỡng và hợp lý. Sau đây là 4 tác dụng chủ yếu của axit amin cho sức khoẻ:
Miễn dịch, đảm bảo sức khoẻ:
Các axit amin cấu thành các kháng thể miễn dịch. Protein có nhiệm vụ kháng khuẩn, giúp bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh ngoài. Ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và bênh tật.
Cấu tạo men tế bào, có vai trò trong phản ứng chuyển hoá của cơ thể:  Các axit amin thúc đẩy oxy đi khắp cơ thể và hoạt động cơ bắp. Bên cạnh đó chúng được xem là một bộ phận của enzyme và hệ thống nội tiết, góp phần quyết định taonf bộ phản ứng chuyển hoá: glucid, đường, đạm, muối khoáng và nước..
Cung cấp dinh dưỡng cho các bộ phận cơ thể: trong các tế bào thần kinh có chứa 35% protein- chất quan trong trong việc thực hiện tư duy, lưu trữ và tái hiện thong tin, trí nhớ. Tóc sẽ mọc lại sau khi cắt tỉa nhờ một số axit amin,nếu thiếu chất này tóc trở nên yếu, da khô, nhiều nếp nhăn.
Cấu tạo tế bào để cơ thể phát triển khoẻ mạnh: axit amin có chức năng bảo vệ xương, các cơ, hệ thống máu vì vậy con người phải nạp 1 lượng đầy đủ axit amin. Tình trạng rụng tóc, teo cơ, ốm yếu, phát sinh bệnh, đối với trẻ nhỏ sẽ làm giảm sức đề kháng, mất tập trung, giảm trí nhớ là do cơ thể bị thiếu hụt axit amin. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Do đó việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khoa học và hợp lý các axit amin sẽ giúp trẻ có sự phát triển toàn diện, phòng ngừa còi cọc, bệnh tât.
Có hai loại axit amin:
Loại tự tổng hợp: cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các nguyên liệu sẵn có. Gồm arginine, taurin, cysterin…

Loại phải bổ sung từ bên ngoài: rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển.Gồm : leucin, isoleucine, lysine, phenylalanine, threonin, tryptophan, valin, methionon.