RSS
Facebook
Twitter

Sunday, June 14, 2015

Diệp hạ châu là cây thuộc thảo sống hàng năm. Toàn cây có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ. Hoa đơn tính, nhỏ, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, mầu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc, dưới lá. Diệp hạ châu mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Hiện đã được trồng với diện tích lớn để lấy nguyên liệu sản xuất thuốc trị viêm gan. Trong diệp hạ châu có các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin phyllantin, phyllantidin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Dịch chiết của diệp hạ châu có tác dụng ức chế mạnh virut HBV thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp ADNpolymerase của HBV và làm giảm HbsAg và Anti- HBs. Với nồng độ 5mg, chất chiết từ cây thuốc này có tác dụng ức chế phản ứng HbsAg - Anti - HbsAg, khoảng 60%. Với liều 900mg/ngày có tới 50% yếu tố lây truyền của viêm gan virut B HBV trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng diệp hạ châu. Để trị viêm gan vàng da, có thể dùng diệp hạ châu 40g, mã đề 20g, dành dành 12g. Sắc uống. Chữa bệnh viêm gan vàng da: diệp hạ châu, nhân trần, xa tiền, rau má, mỗi vị 12g; uất kim, đại hoàng, mỗi vị 6g; ngũ vị tử 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 3-4 tuần lễ. GS.TS. Phạm Xuân Sinh. Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng - phụ trách khoa nội tiêu hóa và phòng khám chuyên khoa gan, ngoài việc được khám, điều trị, được theo dõi và quản lý bệnh hệ thống, bệnh nhân còn được tư vấn miễn phí qua số ĐT 0908102115 từ 14g-16g thứ hai đến thứ sáu hằng tuần. Bệnh nhân cũng có thể đăng ký hẹn giờ khám qua số ĐT 08 66756115. L.TH.H. Củ nghệ có đặc tính khử trùng và hoạt động như một chất chống oxy hóa cực tốt, vì thế nó có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của gan - Ảnh: Shutterstock .
.Hồng trắng là vị thuốc tốt Ngoài dùng thuốc điều trị thì phương thuốc sau đây giúp mát gan, tốt cho người bệnh. Một số bài thuốc thường dùng: Bài 1: Gạo tẻ 250g, rau chân vịt 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: rửa sạch rau chân vịt, cắt khúc, chần qua nước sôi. Gạo tẻ vo sạch vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần. Bài 2: Gạo tẻ 60g, quả dâu tằm tươi 60g, chút đường phèn. Gạo tẻ vo sạch, dâu rửa sạch. Rửa sạch dâu, cho vào nồi cùng gạo tẻ ninh nhừ thành cháo thêm chút đường phèn, ăn nóng ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày. Quả dâu tằm Bài 3: Gạo tẻ 60g, quyết minh tử 10g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, quyết minh tử rửa sạch cho nước ngập đun nhỏ lửa đổ lấy nước. Gạo tẻ ninh với nước thuốc quyết minh tử, ninh nhừ thành cháo. Sau đó thêm đường phèn để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Bài 4: Gạo tẻ 100g, rau cần 150g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, cắt khúc đun kỹ lấy nước. Gạo tẻ vo sạch, dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng ngày 2 lần. Bài 5: Gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g, muối ăn lượng vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, hoa cúc ngâm rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi đổ nước ngập ninh thành cháo. Nêm gia vị vừa đủ ăn nóng ngày 2 lần. Bài 6: Gạo tẻ 80g, hoa hồng trắng 5g. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, hoa hồng rửa sạch cho vào nồi cháo đun sôi trong 2 - 3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 5 ngày. Hồng trắng... Vị thuốc tốt Bài 7: Gạo tẻ 100g, đỗ xanh 100g, táo nhân 50g, ngó sen 5 cái. Cách chế biến: Gạo tẻ, đỗ xanh vo sạch. Táo nhân ngâm nước 20 phút rồi vớt ra; ngó sen rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Lưu ý: Để các bài thuốc có hiệu quả với cơ địa và mức độ của bệnh thì cần được các thầy thuốc có kinh nghiệm bắt mạch và tư vấn cụ thể. 

Xem thêm;
Nguyên nhân gây ra men gan cao

0 comments:

Post a Comment