Một số bài thuốc thường dùng: Bài 1: Gạo tẻ
250g, rau chân vịt 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Cách chế biến: rửa sạch rau chân
vịt, cắt khúc, chần qua nước sôi. Gạo tẻ vo sạch vào nồi ninh nhừ với lượng nước
thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ,
ăn nóng ngày 2 lần. Bài 2: Gạo tẻ 60g, quả dâu tằm tươi 60g, chút đường phèn. Gạo
tẻ vo sạch, dâu rửa sạch. Rửa sạch dâu, cho vào nồi cùng gạo tẻ ninh nhừ thành
cháo thêm chút đường phèn, ăn nóng ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày. Quả dâu. Bài
3: Gạo tẻ 60g, quyết minh tử 10g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, quyết minh
tử rửa sạch cho nước ngập đun nhỏ lửa đổ lấy nước. Gạo tẻ ninh với nước thuốc
quyết minh tử, ninh nhừ thành cháo. Sau đó thêm đường phèn để nấu gạo thành
cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Bài 4: Gạo tẻ 100g, rau cần 150g, lượng vừa
đủ muối ăn. Cách chế biến: Rửa sạch rau cần, cắt khúc đun kỹ lấy nước. Gạo tẻ
vo sạch, dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ, ăn nóng
ngày 2 lần. Bài 5: Gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g, muối ăn lượng vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch,
hoa cúc ngâm rồi rửa sạch sau đó cho vào nồi đổ nước ngập ninh thành cháo. Nêm
gia vị vừa đủ ăn nóng ngày 2 lần. Bài 6: Gạo tẻ 80g, hoa hồng trắng 5g. Gạo tẻ
vo sạch cho vào nồi ninh thành cháo, hoa hồng rửa sạch cho vào nồi cháo đun sôi
trong 2 - 3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 5 ngày. Hồng trắng... Vị thuốc tốt.
Bài 7: Gạo tẻ 100g, đỗ xanh 100g, táo nhân 50g, ngó sen 5 cái. Cách chế biến: Gạo
tẻ, đỗ xanh vo sạch. Táo nhân ngâm nước 20 phút rồi vớt ra; ngó sen rửa sạch, cắt
khúc. Tất cả cho vào nồi ninh nhừ thành cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền
5 ngày. Lưu ý: Để các bài thuốc có hiệu quả với cơ địa và mức độ của bệnh thì cần
được các thầy thuốc có kinh nghiệm bắt mạch và tư vấn cụ thể. Bác sĩ Trần Thị Hải.
Nguyên nhân phần nhiều do ăn uống không điều độ, tinh thần không thư thái, rượu
chè quá mức, sinh ra can khí uất kết, thấp nhiệt ứ đọng, đàm ẩm, cả khí cả huyết
đều trở trệ. Để chữa trị, Đông y có các bài thuốc cho từng thể lâm sàng.Thể thấp
nhiệt uất kết- Triệu chứng: hạ sườn phải trướng đầy khó chịu, miệng khô họng đắng,
da vàng hoặc sạm, mắt khô, nước tiểu vàng, lượng ít, ăn uống kém, tiêu hóa trì
trệ, gan mất chức năng sơ tiết.- Nguyên tắc điều trị: lợi thấp thanh nhiệt, nhuận
gan giải uất.Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, ngân hoa 12g, thổ linh 16g, rau má
20g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cúc hoa 10g, trạch tả 10g, cỏ mực 16g. Ngày 1
thang, sắc 3 lần uống 3 lần.Bài 2: Nhân trần 12g, hạ liên châu 12g, củ đợi 12g,
xích thược 12g, bạch truật 12g, xa tiền 10g, hương phụ 12g, trần bì 12g, sinh địa
12g, nam hoàng bá 16g, bồ công anh 16g, chỉ xác 10g, cam thảo 12g. Ngày 1
thang, sắc 3 lần uống 3 lần.Cây nhân trần và vẩy con tê tê xuyên sơn giáp là
hai vị thuốc tốt trị gan nhiễm mỡ.Thể đàm thấp bệnh gan trở trệ- Triệu chứng:
vùng hạ sườn phải đầy chướng, da sạm da tối, cơ thể nặng nề chậm chạp, đau nhói
vùng gan, người mệt mỏi, sờ gan ở bờ sườn phải có thể phát hiện gan to, làm cả
vùng bụng căng đầy.- Nguyên tắc điều trị: hóa đàm, hoạt huyết, thông kinh lạc-
Phương dược:Bài 1: Bán hạ 10g, hậu phác 10g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, đương
quy 12g, sơn trà 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 12g, mẫu lệ chế 12g. Ngày 1
thang, sắc 3 lần uống 3 lần.Bài 2: Bạch linh 10g, ích mẫu 16g, kê huyết đằng
12g, xuyên khung 12g, thạch xương bồ 16g, đinh lăng 16g, chỉ xác 10g, bán hạ chế
10g, xa tiền 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, sơn trà 12g. Ngày 1 thang, sắc 3
lần uống 3 lần. Xuyên khung, ích mẫu: hoạt huyết; Bạch linh, bán hạ: trừ đàm thấp;
Xương bồ, đương quy: thông kinh hoạt lạc; Trần bì, xa tiền có tính thông hoạt
trừ ứ...
Xem thêm;
Triệu chứng của bệnh men gan tăng
Xem thêm;
Triệu chứng của bệnh men gan tăng
0 comments:
Post a Comment